Bệnh đàn ông - TINH HOÀN ẨN.

tháng 3 14, 2017

(TS. BS. Nguyễn Quang
Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức)

1. Đại cương

1.1. Định nghĩa

Trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Tinh hoàn ẩn là những tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn từ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai. 

Tinh hoàn ẩn là khuyết tật về sự phát triển thường gặp nhất ở nam giới. Các thể lâm sàng có thể gặp là tinh hoàn nằm trong ổ bụng, ở lỗ bẹn sâu, trong ống bẹn và ngoài lỗ bẹn nông. 

Tỷ lệ bị tinh hoàn ẩn gặp ở khoảng 3-4% trẻ khi sinh. Tỷ lệ này sẽ cao hơn ở trẻ đẻ thiếu cân, đẻ non, sinh đôi,…

Phương pháp điều trị được chấp nhận nhiều nhất là phẫu thuật hạ tinh hoàn.

1.2. Nguy cơ của tinh hoàn ẩn

Trẻ có tinh hoàn ẩn, nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư hoá tinh hoàn, vô sinh, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn hay chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu.

2. Nguyên nhân

Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được tới bìu và gây tinh hoàn ẩn.

2.1. Rối loạn trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến sinh dục

Suy tuyến yên, làm thiếu gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ lại.

2.2. Sai lệch tổng hợp testosterone

Do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase,… làm cho tinh hoàn không phát triển bình thường.

2.3. Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen.

Do giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen cho nên mặc dù là trẻ trai nhưng sự phát triển các chức năng sinh dục nam bị ảnh hưởng, trong đó có sự đi xuống của tinh hoàn.

2.4. Estrogen cũng có ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh hoàn tới bìu

Mẹ mang thai nhi nam dùng diethylstilbestrol nhiều hay kháng androgen (Flutamide) thì thai nhi có nguy cơ bị tinh hoàn ẩn.

2.5. Phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn- bìu

Làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên cao, không xuống được tới bìu.

2.6. Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn…

3. Chẩn đoán

3.1. Lâm sàng

Người bệnh có thể tự sờ nhưng không thấy tinh hoàn ở dưới bìu hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối như u nổi lên

Thăm khám vùng bẹn bìu: Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển. Tinh hoàn ẩn thể trong ổ bụng hoặc lỗ bẹn sâu khi khám không sờ thấy tinh hoàn.

3.2. Cận lâm sàng

3.2.1. Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng
Là các phương tiện thăm dò từ thấp đến cao nhằm xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn. Ngoài ra, còn có thể phát hiện những bất thường khác của tinh hoàn như u tinh hoàn, vôi hóa nhu mô tinh hoàn,…

Chụp cắt lớp vi tính thấy khối u tinh hoàn trong bụng
Hình 1


Hình 2


Hình 3
3.2.2. Xét nghiệm nhiễm sắc thể

Nên được tiến hành một cách hệ thống để phát hiện các trường hợp giới tính không xác định.

3.2.3. Nghiệm pháp HCG

Là một nghiệm pháp được sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy.

3.2.4. Các xét nghiệm nội tiết tố

LH, FSH, prolactin, estradiol và testosterone.

3.2.5.Các xét nghiệm chỉ điểm khối u

α FP, β- HCG nên làm để phát hiện các trường hợp ác tính.

4. Nguy cơ vô sinh do tinh hoàn ẩn

Về nguyên tắc, phẫu thuật hạ tinh hoàn được tiến hành càng sớm càng tốt, càng giảm các nguy cơ nêu trên. Khi tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn xuống bìu ở nam giới tuổi trưởng thành, chúng tôi nhận thấy các tinh hoàn ẩn thường có kích thước nhỏ hơn bình thường, nhu mô thường mềm nhão. 


Trong nghiên cứu của Anne Suskind và cộng sự (Mỹ, 2007) ở các trẻ có tinh hoàn ẩn, đường kính của các ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cũng cao hơn ở những trẻ lớn hơn 1 tuổi so với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi. 


Các kết quả này cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa về mô học của các tinh hoàn ẩn và có thể ảnh hưởng tới tinh trùng, gây vô sinh. Các nghiên cứu khác cho thấy sự xơ hóa tổ chức giữa các ống sinh tinh, xơ dày thành ống sinh tinh ở những đứa trẻ được phẫu thuật muộn. 

Nếu bệnh nhân chỉ bị ẩn tinh hoàn một bên thì vẫn có khả năng có con. Tuy nhiên, những bệnh nhân này vẫn có nhiều rủi ro do có nguy cơ bị ung thư bên tinh hoàn ẩn và nhiều nguy cơ khác. 


Tại Trung tâm Nam học – Bệnh viện Việt Đức, chúng tôi cũng đã gặp trường hợp bệnh nhân có tinh hoàn ẩn một bên, tinh hoàn bên kia nằm trong bìu nhưng chẳng may bị xoắn hoặc chấn thương nên phải cắt tinh hoàn. Như vậy, nguy cơ vô sinh đối với bệnh nhân này vẫn rất lớn.

Nếu bệnh nhân bị ẩn tinh hoàn hai bên thì nguy cơ vô sinh rất cao. Những người này thường có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng. Thậm chí, có những người còn không thể quan hệ tình dục được do thiếu hụt nội tiết tố trầm trọng. Thể trạng những nam giới này thường yếu đuối, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và tâm sinh lý người bệnh. 

Ngoài ra, người bị tinh hoàn ẩn còn có thể bị phối hợp thêm các dị tật bẩm sinh khác. Nhiều dị tật bẩm sinh làm tăng nguy cơ vô sinh hơn cho người bệnh.

Có quan điểm cho rằng tinh hoàn có thể di chuyển xuống bìu khi trưởng thành, thậm chí ở những gia đình có liên quan đến ngành Y, khi có con trai bị tinh hoàn ẩn, đã cố đợi tinh hoàn xuống bìu cho đến khi con đến tuổi trưởng thành mới đưa con đi khám và điều trị hoặc con trai lấy vợ mà lâu không thấy có con mới đi khám. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm vì tinh hoàn càng ở lâu trong bụng càng không tốt. Chúng ta chỉ nên đợi đến khi trẻ 9 tháng, nếu sau 9 tháng mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu thì nên đặt vấn đề phẫu thuật cho trẻ. 

5. Điều trị
Cần phát hiện sớm và điều trị trước 2 tuổi.

5.1. Điều trị nội khoa

Các thuốc nội tiết được dùng là:

- HCG (Gonadotrophin, Pregnyl 500 UI, 1000 UI, 1500 UI/ 1 ống)
+ Không nên quá 15.000 đơn vị/ một đợt vì có thể gây tác dụng phụ.
+ Trẻ từ 1-2 tuổi, dùng liều 300 đơn vị tiêm bắp, 3 ngày tiêm 1 lần với tổng liều 9 lần; trẻ từ 3-7 tuổi, liều 700 đơn vị cho một lần tiêm; trẻ lớn hơn 7 tuổi, liều 1500 đơn vị cho một lần tiêm.

- GnRH được dùng dưới dạng xịt mũi với liều 1,2mg/ ngày

- Có thể sử dụng phối hợp GnRH và HCG.

5.2. Điều trị phẫu thuật

5.2.1. Chỉ định
Điều trị nội khoa không kết quả.

5.2.2. Nguyên tắc

- Đưa tinh hoàn ra ngoài ổ phúc mạc, đóng ổ phúc mạc.

- Phẫu tích, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để hạ được tinh hoàn xuống bìu.

Phẫu thuật điều trị bệnh tinh hoàn ẩn là một phẫu thuật bảo tồn, do vậy nên được tiến hành khi có các phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.

Đối với nam giới trưởng thành, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay:

- Nếu tinh hoàn chưa bị ung thư hóa thì tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn, kết hợp với cân bằng nội tiết tố

- Nếu tinh hoàn bị ung thư hóa thì cần cắt bỏ tinh hoàn, nạo vét hạch kết hợp với điều trị chống ung thư hỗ trợ,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bệnh học Tiết niệu, 2002, tái bản 2007, Nhà xuất bản Y học (đồng tác giả)
2. Hướng dẫn Quốc Gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Nhà xuất bản Thời Đại (đồng tác giả)
3. Nguyễn Quang, Trần Quán Anh và cs. Nghiên cứu tác dụng điều trị của Androgel trên những nam giới có suy giảm nội tiết tố testosterone. Hội nghị Ngoại khoa toàn quốc. Y học thực hành, 2004, số 491, trang 470 – 476.
4. Nguyễn Quang. Sách “Bệnh học Nam khoa cơ bản”. Nhà xuất bản Y học, 2012.
5. Nguyễn Quang. Giãn tĩnh mạch tinh và điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức (7/2007 – 6/2009). Y học Việt Nam, tháng 11/2009, 363 (1), trang 46-50
6. Nguyễn Quang. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh bằng vi phẫu thuật, Y học Việt Nam, tháng 7/2011, số 1-2011, trang 36-40.
7. Abdullah Demirtas, Ahmet Gokce, Emrecan Akinsal, Oguz Ekmekcioglu. Osteoporosis: a dangerous condition wating for males with Klinefelter’s syndrome and hypogonadothropic hypogonadism. Journal of Urology, 2012, 187 (4), Supplement, Page e92. Abstract
8. Agarwal A, Prabakaran S and Allamaneni SS: Relationship between oxidative stress, varicocele and infertility: a meta-analysis. Reprod Biomed Online 2006; 12: 630.
9. Alexander N. Yatsenko, Svetlana A. Yatsenko et al. Comprehensive 5-Year Study of Cytogenetic Aberrations in 668 Infertile Men. Journal of Urology, 2010, 183 (4): 1636-1642
10. Alan W. Shindel, Christian J. Nelson, Cathy K. Naughton et al. Sexual Function and Quality of Life in the Male Partner of Infertile Couples: Prevalence and Correlates of Dysfunction. Journal of Urology, 2008, 179 (3): 1056-1059
11. American Urological Association. The Evaluation of the Azoospermic Male: Best Practice Statement. Revised (2010) (Reviewed and revised 2011) http://www.auanet.org/content/media/...icmale2010.pdf
12. American Urological Association. The Management of Obstructive Azoospermia: Best Practice Statement. Revised (2010) (Reviewed and validity confirmed 2011). http://www.auanet.org/content/media/...ermial2010.pdf
13. Annick Vogels, Philippe Moerman, Jean-Pierre Frijns, Guy A. Bogaert. Testicular Histology in Boys With Prader-Willi Syndrome: Fertile or Infertile? Journal of Urology, 2008, 180 (4), Supplement: 1800-1804
14. Benjamin NH, Peter NK, Rakesh KS et al. Varicocele is associated with elevated spermatozoal reactive oxygen species production and diminished seminal plasma antioxidant capacity. Journal of Urology, 1999, 161 (6): 1831-1834
15. Boivin J, Bunting L, Collins JA et al: International estimates of infertility prevalence and treatmentseeking: potential need and demand for infertility medical care. Hum Reprod 2007; 22: 1506.
16. Bungum M, Humaidan P, Axmon A et al: Sperm DNA integrity assessment in prediction of assisted reproduction technology outcome. Hum Reprod 2007; 22: 174.
17. Carpi A, Sabanegh E and Mechanick J: Controversies in the management of nonobstructive azoospermia. Fertil Steril 2009; 91: 963.
18. Craig Niederberger. Male Infertility. Journal of Urology, 2010, 184 (6): 2476-2479
19. Craig Niederberger. The High Incidence of Meiotic Errors Increases With Decreased Sperm Count in Severe Male Factor Infertilities. Journal of Urology, 2005, 174 (5): 1943
20. Edmund Y. Ko, Kashif Siddiqi, Robert E. Brannigan, Edmund S. Sabanegh. Empirical Medical Therapy for Idiopathic Male Infertility: A Survey of the American Urological Association. 2012, Journal of Urology, 187 (3): 973-978
21. Edward CS, Francisco JO, Larry IL et al. Treatment of infertility due to anejaculation in the male with electroejaculation and intracytoplasmic sperm inejection. Journal of Urology, 2000, 163 (6): 1717-1720
22. Evenson DP and Wixon R: Data analysis of two in vivo fertility studies using Sperm Chromatin Structure Assay-derived DNA fragmentation index vs. pregnancy outcome. Fertil Steril 2008; 90: 1229.D
23. Ghanem H and Shamloul R: An evidence-based perspective to the medical treatment of male infertility: a short review. Urol Int 2009; 82: 125.
24. Ghanem H, Shaeer O and El-Segini A: Combination clomiphene citrate and antioxidant therapy for idiopathic male infertility: a randomized controlled trial. Fertil Steril 2010; 93: 2232.
25. Gilljam M, Moltyaner Y, Downey GP et al: Airway inflammation and infection in congenital absence of the vas deferens. Am J Respir Crit Care Med 2004; 169:174.
26. Goldstein M, Gilbert BR, Dicker AP, Dwosh J and Gnecco C: Microsurgical inguinal varicocelectomy with delivery of the testis: an artery and lymphatic sparing technique. J Urol 1992; 148: 1808.
27. Gunalp S, Onculoglu C, Gurgan T et al: A study of semen parameters with emphasis on sperm morphology in a fertile population: an attempt to develop clinical thresholds. Hum Reprod 2001; 16: 110.S
28. Guzick DS, Overstreet JW, Factor-Litvak P et al.: Sperm morphology, motility, and concentration in fertile and infertile men. N Engl J Med 2001; 345: 1388.
29. Hans G. Pohl, Geoffrey F. Joyce, Matthew Wise, Bartley G. Cilento. Cryptorchidism and Hypospadias. Journal of Urology, 2007, 177 (5): 1646-1651
30. Hansen M, Bowen C, Milner E et al: Assisted reproductive technologies and the risk of birth defects—a systematic review. Hum Reprod 2005; 20: 328.
31. Harbuz R, Zouari R, Pierre V et al: A recurrent deletion of DPY19L2 causes infertility in man by blocking sperm head elongation and acrosome formation. Am J Hum Genet 2011; 88: 351.
32. Hassan MA and Killick SR: Effect of male age on fertility: evidence for the decline in male fertility with increasing age. Fertil Steril 2003; 79: 1520.
33. Hopps CV, Mielnik A, Goldstein M et al: Detection of sperm in men with Y chromosome microdeletions of the AZFa, AZFb and AZFc regions. Hum Reprod 2003; 18:1660.
34. Hung AJ, King P and Schlegel PN: Uniform testicular maturation arrest: a unique subset of men with nonobstructive azoospermia. J Urol 2007; 178: 608.
35. Hussein A, Ozgok Y, Ross L et al: Clomiphene administration for cases of nonobstructive azoospermia: a multicenter study. J Androl 2005; 26: 787.
36. Inci K, Hascicek M, Kara O et al: Sperm retrieval and intracytoplasmic sperm injection in men with nonobstructive azoospermia, and treated and untreated varicocele. J Urol 2009; 182: 1500.
37. Ishikawa T and Fujisawa M: Effect of age and grade on surgery for patients with varicocele. Urology 2005; 65: 768.
38. Jason M. Boman, Jamie Libman, Armand Zini. Microsurgical Varicocelectomy for Isolated Asthenospermia. Journal of Urology, 2008, 180 (5): 2129-2132
39. John B. Eifler, Peggy King, Peter N. Schlegel. Incidental Testicular Lesions Found During Infertility Evaluation are Usually Benign and May be Managed Conservatively. Journal of Urology, 2008, 180 (1): 261-265 
40. Jonathan PJ, Ira DS, Arnold MB, Larry IL. Best Practice Policies for Male Infertility. Journal of Urology, 2002, 167 (5): 2138-2144
41. Kamal KM, Jarvi K and Zini A: Microsurgical varicocelectomy in the era of assisted reproductive technology: influence of initial semen quality on pregnancy rates. Fertil Steril 2001; 75: 1013.
42. Keegan BR, Barton S, Sanchez X et al: Isolated teratozoospermia does not affect in vitro fertilization outcome and is not an indication for intracytoplasmic sperm injection. Fertil Steril 2007; 88: 1583.
43. Kim HH and Schlegel PN: Endocrine manipulation in male infertility. Urol Clin N Am 2008; 35: 303
44. Marmar JL, Agarwal A, Prabaskan S et al: Reassessing the value of varicocelectomy as a treatment for male subfertility with a new metaanalysis. Fertil Steril 2007; 88: 639.
45. Marta MG, Emilia BM. Chromosomal Anomalies in Cryptorchidism and Hypospadias. Journal of Urology, 2002, 168 (5): 2170-2172
46. Matzuk MM and Lamb DJ: The biology of infertility: research advances and clinical challenges. Nat Med 2008; 14: 1197.
47. Michael J. Cox, Douglas E. Coplen, Paul F. Austin. The Incidence of Disorders of Sexual Differentiation and Chromosomal Abnormalities of Cryptorchidism and Hypospadias Stratified by Meatal Location. Journal of Urology, 2008, 180 (6): 2649-2652
48. Michael L. Eisenberg, Thomas J. Walsh, Maurice M. Garcia et al. Ejaculatory Duct Manometry in Normal Men and in Patients With Ejaculatory Duct Obstruction. Journal of Urology, 2008, 180 (1): 255-260
49. Michael J. Cox, Douglas E. Coplen, Paul F. Austin. The Incidence of Disorders of Sexual Differentiation and Chromosomal Abnormalities of Cryptorchidism and Hypospadias Stratified by Meatal Location. Journal of Urology, 2008, 180 (6): 2649-2652
50. Noordam MJ and Repping S: The human Y chromosome: a masculine chromosome. Curr Opin Genet Dev 2006; 16: 225.
51. Peter AL, Michael TC, Mark FB. Paternity and hormone levels after unilateral cryptorchidism: association with pretreatment testilular location. Journal of Urology, 2000, 164 (5): 1697-1701
52. Peter A. Lee, Christopher P. Houk, Douglas A. Husmann. Should Male Gender Assignment be Considered in the Markedly Virilized Patient With 46,XX and Congenital Adrenal Hyperplasia? Journal of Urology, 2010, 184 (4), Supplement: 1786-1792
53. Pierre F. Ray. Deciphering the Genetics of Male Infertility: Progress and Challenges. Journal of Urology, 2011, 186 (4): 1183-1184
54. Randall B. Meacham, Geoffrey F. Joyce, Matthew Wise et al. Male Infertility. The J Urol, 2007, 177, 2058-2066
55. Ravizzini P, Carizza C, Abdelmassih V et al: Microdissection testicular sperm extraction and IVF-ICSI outcome in nonobstructive azoospermia. Andrologia, 2008; 40: 219.
56. Sandro C. Esteves, Fernanda V. Oliveira, Ricardo P. Bertolla. Clinical Outcome of Intracytoplasmic Sperm Injection in Infertile Men With Treated and Untreated Clinical Varicocele. Journal of Urology, 2010, 184 (4): 1442-1446
57. Schiff JD, Ramirez ML and Bar-Chama N: Medical and surgical management male infertility. Endocrinol Metab Clin N Am 2007; 36: 313.
58. Schoor RA, Elhanbly S, Niederberger CS et al. The role of testicular biopsy in the modern management of male infertility. J Urol 2002 Jan; 167:197.
59. Shoichiro Iwatsuki, Yoshiyuki Kojima, Kentaro Mizuno et al. Endocrine Assessment of Prepubertal Boys With a History of Cryptorchidism and/or Hypospadias: A Pilot Study. Journal of Urology, 2011, 185 (6), Supplement: 2444-2450
60. Sigman M, Lipshultz LI and Howards SS: Office evaluation of the subfertile male. In: Infertility of the Male. Edited by LI Lipshultz, SS Howards and CS Niederberger. New York: Cambridge University Press 2009: pp 153–176.
61. Smit M, Romijn JC, Wildhagen MF et al: Decreased sperm DNA fragmentation after surgical varicocelectomy is associated with increased pregnancy rate. J Urol 2010; 183: 270.
62. Tiziano Scalvini, Paola Rossana Martini, Laura Obici et al. Infertility and Hypergonadotropic Hypogonadism as First Evidence of Hereditary Apolipoprotein A-I Amyloidosis. Journal of Urology, 2007, 178 (1): 344-348
63. Victor Mak, Keith A. Jarvi. The Genetics of Male Infertility. Journal of Urology, 1996, 156 (4): 1245-1257
64. Zini A, Fischer A, Bellack D, Noss M, Kamal K, Chow V et al: Technical modification of microsurgical varicocelectomy can reduce operating time. Urology 2006; 67: 803.
65. Zini A and Sigman M. Are tests of sperm DNA damage clinically useful? Pros and cons. J Androl. 2009; 30:219.
66. Zucchi A, Mearini L, Mearini E, Fioretti F, Bini V and Porena M: Varicocele and fertility: relationship between testicular volume and seminal parameters before and after treatment. J Androl 2006; 27: 548.
67. Weedin JW, Khera M and Lipshultz LI: Varicocele repair in patients with nonobstructive azoospermia: a meta-analysis. J Urol 2010; 183: 2309.
68. World Health Organization: WHO Laboratory Manual for the Examination of Human Semen and Sperm-Cervical Mucus Interaction. Cambridge: Cambridge University Press 1992.
WHO Laboratory Manual for the Examination of Human Semen and Semen-Cervical Mucus Interaction. 1999. New York, Cambridge University Press.

================================================




(Theo Bác sĩ CKI  PHẠM NAM VIỆTPhòng khám nam khoa-BV Đại học Y dược TP.HCM)


Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn nằm trên đường đi của nó ở thời kỳ thai nhi mà không xuống ở bìu, vì vậy không sờ thấy tinh hoàn trong bìu. Tinh hoàn ẩn có thể sờ chạm được nếu nằm ở bẹn, những trường hợp tinh hoàn ẩn nằm trong bụng thì không sờ chạm được.
Tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều trị khi bệnh nhân được một tuổi. Vì sau một tuổi, tinh hoàn ẩn không thể tự di chuyển xuống bìu được mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng theo hướng xấu đi. Tinh hoàn sẽ bắt đầu teo đi và xuất hiện các biến chứng như xoắn tinh hoàn, ung thư hóa và vô sinh nếu tinh hoàn ẩn hai bên.
Một số trường hợp bệnh nhân để muộn tới sau tuổi dậy thì mới đi khám bệnh. Lúc này tinh hoàn ẩn thường đã bị teo nhỏ. Điều trị lúc này là phẫu thuật cắt tinh hoàn vì tinh hoàn đã mất chức năng và để ngừa nguy cơ ung thư hóa của tinh hoàn ẩn, sau đó đặt tinh hoàn nhân tạo. 
Tuy nhiên, nếu tinh hoàn ẩn vẫn còn tương đối lớn và nằm thấp ở gần bìu, có thể giữ lại tinh hoàn bằng phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nhưng cần theo dõi kỹ vì nguy cơ ung thư hóa có thể xảy ra sau đó.
Nguy cơ ung thư của tinh hoàn ẩn cao gấp 40 lần tinh hoàn ở vị trí bình thường.
Trong tất cả các trường hợp ung thư tinh hoàn thì ung thư tinh hoàn xảy ra trên tinh hoàn ẩn chiếm 10%.
Vì vậy, khi phát hiện bị tinh hoàn ẩn thì nên đi khám để được điều trị sớm, không nên chần chừ gì nữa.

You Might Also Like

0 nhận xét

Popular Posts

Like us on Facebook

Flickr Images